Feeds:
Posts
Comments

Archive for the ‘-Tinh dầu’ Category

Tinh dầu tan được trong:

– dầu nền (dầu thực vật)

– muối

– đường

– mật ong

Tinh dầu không tan được trong nước, vì vậy nếu muốn thả tinh dầu vào bồn tắm các bạn cần pha tinh dầu vào một thìa cà phê mật ong hoặc trộn với một thìa cà phê muối hoặc đường. Nếu nhỏ trực tiếp vào bồn tinh dầu sẽ nổi lên trên mặt nước và trôi lung tung, do đó bạn sẽ khó có thể tận dụng những hoạt chất có trong tinh dầu

Các hoạt chất sẽ bốc hơi khi nhiệt độ trên 35°C, nếu bạn nhỏ một giọt tinh dầu vào một cốc nước nóng bạn sẽ nhìn thấy các hoạt chất bay lên, vì thế nên có thể dùng tinh dầu để xông mặt, các hoạt chất sẽ bay lên và ngấm vào da. Xông mặt làm nở các lỗ chân lông và các cặn bã, chất bẩn và chất nhờn sẽ được đẩy ra, nhờ đó mà mặt sẽ ít mụn hơn. Cách xông: trước khi xông rửa sạch mặt, sau đo nhỏ vài giọt tinh dầu vào chậu nước nóng nhỏ (3 lít nước, 90°C), để mặt cách chậu nước 30 cm rồi trùm kín cả mặt lẫn chậu bằng một chiếc khăn to, cứ thế xông trong vòng 10 phút. Rửa lại mặt và dưỡng ẩm da bằng kem hoặc lô hội sau khi đã xông.

Bảo quản:

– tinh dầu phải được bảo quản trong lọ thủy tinh tối vì ánh sáng sẽ phá hủy các hoạt chất

– khi dùng xong phải đóng lọ thật chặt vì khí ô xy cũng làm hỏng một phần hoạt chất

– để nơi khô mát, thoáng gió và tránh ánh nắng mặt trời.

Read Full Post »

Tinh dầu có rất nhiều loại và mỗi loại lại có một công dụng khác nhau. Nếu bạn chưa dùng bao giờ và không muốn tốn tiền mua nhiều loại cùng một lúc thì các bạn có thể lấy cảm hứng từ một số loại nêu ở dưới. Mình dùng rất nhiều tinh dầu nhưng bốn loại này là những loại không thể thiếu, và theo mình thì nên bắt đầu bằng những loại đó nếu bạn mới chập chững trong việc sử dụng tinh dầu.

 

 * Lưu ý: tinh dầu không được dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em và người đang có bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và tham khảo thêm tài liệu sau: click.

 

essential-oils-getty-image

 

Tinh dầu oải hương (lavender):

– có tính chất khử trùng, giúp làn da liền sẹo và tự tái tạo lại một cách đê dàng hơn

– kháng sinh và kháng vi-rút; giảm đau, nhất là đau đầu

– chống mun trứng cá, dị ứng, nốt muỗi đốt, viêm da, bỏng nhẹ

– làm dịu đầu khi mệt mỏi về thần kinh, tăng sự phấn chấn và giúp ngủ dễ hơn

Cách dùng: cho vài giọt vào bồn tắm, dầu mát xa, 1 giọt vào phần kem bôi mặt hằng ngày của bạn hoặc vào mặt nạ, 2 giọt vào chậu nước xông hơi mặt, vài giọt vào đèn/nến xông phòng.

 

Tinh dầu cây trà (tea tree):

– chống vi khuẩn rất tốt, tăng cường kháng thể => trị viêm nhiễm trong và ngoài da (chú ý: không được tự tiện dùng nếu là trong da)

– khử trùng trong không khí

– tinh dầu tea tree đặc biệt cần thiết cho làn da nhờn vì làn da này có các lỗ chân lông to nên vi khuẩn dễ “cư trú” ở trong đó, gây da mụn cám và mụn đầu đen. Ngoài ra bụi bẩn rất dễ dính vào càng làm da bẩn hơn.

Cách dùng: 3 đến 4 giọt trong dầu xoa nơi bị da bị viêm, 1 giọt trong mặt nạ và 2 giọt trong chậu nước xông hơi, ngoài ra nên cho thêm vài giọt tinh dầu này vào hộp sữa rửa mặt của bạn.

 

Tinh dầu cam (orange):

– khử trùng trong không khí

– cho làn da khỏe và giúp tiêu hóa tốt hơn

– có thể dùng để nấu ăn (1 giọt vào cốc hoa quả trộn, tráng miệng, mình đã từng dùng để làm sữa chua rất ngon và dịu!)

– cân bằng lại tinh thần

Cách dùng: 2 giọt vào chậu xông hơi, dùng trong nấu ăn tùy theo cảm hứng của bạn, 5 giọt vào đèn/nến xông phòng, 1 hoặc 2 giọt nhỏ vào khăn giấy và ngửi khi say tàu xe hoặc khi cảm thấy chán nản, buồn bực (đảm bảo sẽ đỡ ngay).

Lưu ý: không dùng tinh dầu cam khi phải ra ngoài ánh nắng mặt trời vì tinh dầu này cảm quang.

 

Tinh dầu bạc hà tiêu (peppermint):

– làm thơm miệng, giúp tiêu hóa tốt

– chống cảm giác buồn nôn

– giảm đau đẩu, tăng sự phấn chấn cho tinh thần

– chống vi khuẩn

Cách dùng: 1 giọt vào trong mặt nạ, 2 giọt vào chậu xông hơi mặt, 1 giọt vào một khăn giấy để ngửi khi xay tàu xe, 2 hoặc 3 giọt vào đèn/nến xông phòng, khi nặng bụng, khó tiêu: pha 25cl nước ấm + 1 chút mật ong + 1 giọt tinh dầu, trộn đều rồi uống / vài giọt vào chậu nước ngâm chân khi mỏi (không pha nước quá 35°C nếu không tinh dầu sẽ bốc hơi)

 

 Các bạn có thể tham khảo các bài viết trong phần “Tự làm mỹ phẩm” để lấy thêm cảm hứng. Chúc các bạn mỗi ngày một đẹp hơn! 🙂

 

References: “Essential oils – how to”, Nerys Purchon.

Read Full Post »

Tinh dầu bắt đầu được dùng rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên đây không phải là một nguyên liệu làm đẹp thông thường bởi vì có rất nhiều hoạt chất trong đó. Khi tiếp xúc với da các hoạt chất ngấm vào trong máu do vậy cần rất cẩn thận khi dùng. Trước khi dùng cần nhỏ một giọt lên nơi gấp khúc khửu tay và theo dõi trong vòng 24h xem có phản ứng gì không, nếu không có phản ứng thì mới được cho tinh dầu đó vào công thức.
 

essential-oil-gi

 

Khi chọn mua, ít nhất phải có 3 thông tin đầu tiên dưới đây trên nhãn mác, nếu không có thì các bạn không nên mua:

– tên của tinh dầu (ví dụ: Tinh dầu kinh giới ô)

– tên khoa học của cây/hoa/cỏ dùng để chiết xuất tinh dầu (tên khoa học của kinh giới ô là Origanum majorana)

– hạn sử dụng

– nguồn gốc (kinh giới ô được trồng ở Việt Nam hay là ở nước khác)

– công dụng

– những lưu ý (ví dụ: chỉ được dùng ngoài da)

 

Sau đây là những chú ý cho tất cả các loại tinh dầu:

– Tỷ lệ tinh dầu không được quá 3%

– Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, cho trẻ em và cho người ốm, bệnh (hãy nhớ rằng các hoạt chất thông qua da ngấm vào máu !)

– Không bôi trực tiếp lên da

– Không bôi vào những vùng nhạy cảm, nếu bắn vào mắt thì tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

– Không để gần tầm tay trẻ em

– Nếu có nghi vấn nên pha tinh dầu với một loại dầu thực vật và bôi thử lên cổ tay trong vòng 12h trước khi dùng để xem da có phản ứng hay không, nếu thấy ngứa hoặc mẩn đỏ thì không được dùng.

 

Những loại tinh dầu cảm quang:

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một số loại dầu có thể gây ra những phản ứng như mẩn ngứa hoặc gây ra những vết chàm, sau đây là danh sách (ko đầy đủ):

– cần tây, bạch chỉ

– các loại tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi, cam, quýt vv … (hầu hết trong tên khoa học nếu có từ “citrus” thường thì dầu đó cảm quang)

 

Những tinh dầu độc:

Một số tinh dầu có những hoạt chất độc, gây buồn ngủ hoặc thậm chí dẫn đến sảy thai, ung thư, thường thì không được phép bán trên thị trường nhưng vẫn có thể tìm thấy, đó là những loại sau (tên khoa học):

– Acorus calamus

– Prunus amygdalus

– Pimpinella anisum (hồi xanh)

– Chenopodium ambrosiodes (cỏ chét chân ngỗng)

– Artemisia herba-alba (cây ngài)

– Arnica montana (kim sa)

– Inula helenium (thổ mộc hương)

– Betula lenta (bu lô vàng)

– Acosthoma betulia

– Cinnamomum camphora (long não)

– Cinnamomum cassia (muồng)

– Saussurea costus

– Canarium luzonicum (nhựa elemi Mani)

– Artemisia dranunculus (ngải thơm)

– Gaultheria procumbens (châu thụ)

– Juniperus sabina

– Artemisia absinthium (ngải băng)

– Mentha pulegium (bạc hà bọ chét)

– Brassica nigra (cải cay)

– Evernia prunastri (xạ cây sồi)

– Origanum vulgare

– Armoracia rusticana (cải gia vị)

-Satureia hortensis (húng hương)

– Salvia officinalis (cây xôn)

– Sassafras albidum (de vàng)

– Tanacelum vulgare (cúc ngải)

– Thuja occidentalis (trắc bách diệp)

– Aloysia tryphilla

 

 (Theo sách “Essential Oils – how to” của Nerys Purchon, trang 22 – 25)

Read Full Post »