Feeds:
Posts
Comments

Archive for January, 2009

Đi giầy nhiều sẽ khiến cho chân bị bí, mồ hôi tiết ra không thoát đươc đọng lại trong các kẽ chân sẽ làm hôi chân, sau đây là cách rất đơn giản đề làm hết mùi hôi:

 

2 thìa cà phê muối (tẩy trùng nhẹ)

1 thìa cà phê bột gừng khô (hoặc 1 mẩu gừng bằng ngón cái cắt lát mỏng) –> làm thơm chân

1 thìa cà phê baking soda –> hút mùi hôi

1/4 quả chanh tươi –> để làm tan baking soda

5 giọt tinh dầu cây trà (tea tree) –> chống vi khuẩn ở bàn chân

2 lít nước nóng vừa (không nóng quá vì sẽ bỏng chân)

=> trộn một ít nước với nước chanh và baking soda, quậy cho baking soda tan hết sau đó trộn tất cả các thành phần vào chậu nước. Ngâm 2 bàn chân vào chậu nước trong vòng 4 phút, chú ý không ngâm lâu quá vì sẽ bị mủn da chân.

*****************

 

* Lưu ý: tinh dầu không được dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em và người đang có bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và tham khảo thêm tài liệu sau: click.

Xem thêm công dụng của baking soda tại đây: click

 

ginger-gi

 

————————

Bản quyền bài viết này thuộc về tác giả trang web https://sweetnaturevn.wordpress.comđề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý, tuy nhiên có thể để liên kết (link) đến bài viết.

————————

Read Full Post »

Không chỉ cần chú ý đến các thành phần mỹ phẩm, các bạn cũng cần chú ý đến những thành phần độc hại không kém có trong thực phẩm, và phản xạ đầu tiên các bạn nên có khi đi mua đồ ăn là nhìn mục thành phần. Sau bài dịch nói về các tác hại của mì chính đến não (ở đây: click), mình tiếp tục danh sách các mã mà các bạn cần chú ý.

poison-gi

 

Chất tartrazine là một phẩm vàng thường có trong nước và kẹo bánh, gây phản ứng với những người bị hen hoặc mày đay, mã là E102

Chất amarante là một phẩm màu đỏ có thể gây ung thư, mã là E123.

Chất erythrosine cũng là phẩm đỏ chưa i-ốt, có thể gây ung thư (bị cấm ở Mỹ), mã là E127

  

Chất canthaxantine được trộn vào thức ăn của gà và cá hồi để cho thịt (hoặc trứng) có màu đẹp, chất này gây vấn đề liên quan đến võng mạc và da liễu, mã là E161

 

Các paraben (biến thể của dầu hỏa) được dùng như một chất bảo quản, có mã là E214, E215, E216, E217, E218, E219.

Chất sulfites dùng như chất bảo quản thường có trong rượu nhất là rượu trắng, các đồ hộp có nhiều mủ tạt hoặc tôm, có thể gây phản ứng nguy hiểm cho những người bị hen hoặc hay bị đau đầu, mã là E220, E221, E222, E223, E224, E225, E226, E227, E228.

Chất nitrires, chất bảo quản cần thiết nhất là để chống một số vi khuẩn nguy hiểm, liều lượng phải cực kỳ ít vì có thể gây ung thư, bệnh mày đay, đau nửa đầu và cao huyết áp,  mã là E249, E250. 

Các chất chống ô xy hóa BHA và BHT có hại đến gan, thận và phổi, mã là E320, E321

EDTA là một chất làm bền, có khả năng lưu giữ kim loại nặng, mã là E385

Như trong bài viết trước đã ghi, mì chính (còn gọi là glutamate) ẩn náu dưới nhiều mã khác nhau: E620, E621, E622, E623, E624, E625, E627, E631, E635, E636, E637.

Chất cyclamates thay thế đường hay được dùng trong đồ uống không đường (light), có thể gây ung thư và hiếm muộn (bị cấm ở Mỹ), trẻ em không được uống, mã là E952 

Chất saccharine để thay thế đường trong nước, kẹo bánh có thể gây ung thư, mã là E954

 

Propylene glycol, glycol ether có hại đến chức năng thần kinh và sinh sản, mã là E1520

 

 

Nguồn tổng hợp.

 

(danh sách sẽ được cập nhật dần)

Đọc thêm:

– Giải mã các thành phần có trong cây son môi của bạn -> CLICK

– Giải mã các thành phần có trong hộp kem dưỡng da của bạn -> CLICK

Read Full Post »

good luck

 

Một cục pin dẹt chứa thủy ngân (kiểu pin đồng hồ đeo tay) thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm 1 mét khối đất và 1000 mét khối nước trong vòng 50 năm.

Bạn hãy gom tất cả các cục pin không còn được sử dụng vào một chỗ và mang đến những nơi thích hợp dành cho việc tái sử dụng lại các nguyên liệu.

 

good luck

Read Full Post »

Baking soda, còn được gọi là sodium bicarbonate (NaHCO3) thường ở dưới dạng bột màu trắng, đây là một chất để làm dung hòa độ axít/kiềm. Qua đó, baking soda có những đặc tính sau:

– làm tan mỡ

– điều hòa độ cứng của nước

– hút mùi

– có thể dùng trong khâu chuẩn bị nấu ăn

 

baking-soda

 

Trong bài viết này mình sẽ tập trung vào những công dụng của baking soda trong việc làm vệ sinh nhà cửa.

* Lau chùi các mặt bằng (bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, sàn nhà vv …) và các vòi nước bẩn: 3 phần baking soda + 1 phần nước, trộn đều với nhau rồi dùng giẻ lấy một ít hỗn hợp đó và lau chùi.

* Hút mùi: cho gạt tàn thuốc lá hoặc cho ổ chó/mèo (rắc một lớp dưới đáy), cho những nơi khép kín như tủ quần áo (đặt 1/3 cốc vào một góc và cứ 3 tháng thay một lần). Ngoài ra cũng có thể để 1 đĩa nhỏ (đĩa của chén uống chè) vào tủ lạnh để hút đi các mùi hôi.

* Lau rửa đồ nhựa: rửa đồ trong hỗn hợp 2 thìa súp baking soda + 1 lít nước, sau đó rửa lại bằng nước máy.

* Làm sáng đồ bằng bạc: lau với baking soda và một chiếc giẻ, sau đó chải nhẹ đi bằng bàn chải.

Nếu quần áo có nhiều mùi (mùi bếp, mùi mồ hôi …) bạn có thể cho thêm 1 thìa súp baking soda vào nước giặt.

* Cũng như trên cho 1 thìa súp vào chậu nước rửa bát để bát sạch hơn.

* Nếu nhà bạn có máy giặt thì bạn nên giặt không 2 tháng 1 lần với 1/2 cốc baking soda để tránh cặn.

* Thông ống nước: nếu bồn rửa bát, bồn tắm hoặc lavabo bị tắc, bạn có thể đổ thẳng (theo thứ tự) 1 cốc baking soda + 500ml dấm vào ống nước, sau đó để khoảng 30 phút hoặc qua đêm

Baking soda là một thành phần hoàn toàn tự nhiên nên có thể tiêu hủy dễ dàng sau khi được thải ra môi trường (qua các ống nước hoặc qua rác thải) vì thế nếu bạn muốn bảo vệ môi trường thì mình khuyến khích bạn thay dần các chất tẩy rửa hóa học bằng baking soda, như vậy bạn cũng tránh được việc làm ô nhiêm không khí trong ngôi nhà của bạn.

Các bạn có  thể dễ dàng tìm mua baking soda trong các siêu thì, thường thì ở gần gian bán những nguyên liệu làm bánh (bột , đường vv …) hoặc ở gần nơi bán muối.

Tiếng Anh: baking soda – sodium bicarbonate / tiếng Pháp: bicarbonate de soude – bicarbonate de sodium – bicarbonate

 

Source: Quick and simple, cleaning without chemicals

 

Chú ý: tuy baking soda không nguy hiểm nhưng không được để gần tầm tay trẻ em.

Read Full Post »

good luck

 

Trong những ngày đầu xuân các bạn hãy làm một việc có ích cho môi trường: đừng bẻ lộc, hái hoa và vặt cành !

Tại sao không bắt đầu Năm mới bằng việc thay đổi thói quen xấu của những năm trước ?

Chúc các bạn du xuân vui vẻ!

 

good luck

Read Full Post »

Chú ý: bài viết này là những trích đoạn được dịch nguyên văn từ báo “Pratiques de santé” (một chuyên san của Pháp về các chủ đề sức khỏe) số 81, ra ngày 15/07/2008.

 

Sau hơn 20 năm được coi như là vô hại với sức khỏe, giờ đây mì chính (glutamate) bị nghi ngờ là nguồn gốc của một số bệnh nghiêm trọng về não. Trong khi đợi có một quyết định cấm chính thức, các bạn hãy đọc kỹ mục thành phần sản phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Mì chính là một chất tăng vị được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực Châu Á. Chất này vốn có sẵn trong cà chua, nấm, một vài loại pho mát, thịt, cá và hải sản, ngoài ra cũng có thể sản xuất một cách công nghiệp thông qua sự lên men của nước mật hoặc thủy phân của tinh bột. Mì chính hòa tan dễ dàng và được sử dụng trong các thức ăn cần có mùi vị thịt mặn như nước xương, súp, nước sốt, các món ăn có cá hoặc thịt vv… Có thể nói rằng mì chính tăng vị cho những thức ăn … không có vị, đây là một cơ hội ngàn vàng cho các nhà sản xuất nghành thực phẩm do đó họ đã chọn cách nhấn chìm những thông tin liên quan tới các tác hại của mì chính đối với sức khỏe.

 

Tăng căn-xi trong các tế bào thần kinh:

 Mì chính làm tăng nồng độ căn-xi trong các tế bào thần kinh, và do đó làm tăng sự sinh sản của những tế bào gốc tự do, dẫn tới sự tấn công các tế bào lành. Quá trình này có thể được khái quát qua 3 hình thái dưới đây:

1) Sự quá tải của các tế bào gốc tự do mà tế bào thần kinh không thể quản lý nổi sẽ phá hủy màng mỡ bao bọc nó.

2) I-ông căn-xi Ca++ “phối hợp” sự hoạt động của nó với một chất khác – chất calmoduline, từ đó một chủng tế bào gốc tự do khác ra đời và phát triển về mặt số lượng, chúng phá hủy các cấu trúc protit ở trong nhân tế bào.

3) I-ông căn-xi Ca++ gây ra sự phóng thích quá mức của a-xít arachidonic, các a-xít này sau đó sẽ nhanh chóng biến thành các chất gây dị ứng và gây viêm.

 

Một vài hậu quả của việc tiêu thụ mì chính:

– đau nửa đầu có thể kèm theo nôn mửa, chậm nhịp tim, hoa mắt vv .. (còn gọi là “hội chứng quán ăn Trung Quốc” – “Chinese restaurant syndrom”)

tăng trọng lượng: một nghiên cứu ở Châu Á đã chỉ ra rằng hiện tượng quá cân xảy ra nhiều hơn một cách rõ ràng với những người thường xuyên ăn mì chính so với những người không ăn.

Parkinson, bệnh điên, bệnh Charcot: ở Nhật Bản những người ăn nhiều hạt cycas circinalis có một hoạt động thần kinh đặc biệt và duy nhất, họ có biểu hiện của cả 3 bệnh vừa nêu và nồng độ chất glutamate (mì chính) có trong hạt cycas circinalis được coi như nguyên nhân chính của bệnh này.

nguy cơ u thần kinh đệm ác tính: các thí nghiệm trên chuột đã chỉ ra rằng mì chính có thể gây ra sự tăng trưởng của các u não .

 

Một vài lời khuyên:

– tìm dấu vết của mì chính trong các thực phẩm, việc này không đơn giản vì mì chính ẩn náu dưới nhiều mã: E620, E621, E622, E623, E624, E625, E627, E631, E635, E636, E637.

– nếu có thể ,tránh dùng những thuốc có chứa những thành phần có từ “glutamate”

 

Các bạn hãy bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh!

Đọc thêm:

– Mối liên quan giữa bệnh động kinh và mì chính: http://en.wikipedia.org/wiki/Glutamate 

– Hạt cycas circinalis và bệnh thần kinh  http://www.neuraldynamicsubc.ca/sfnabstracts.html

Read Full Post »

 

*****************

(100 ml)

50 ml rượu vodka (có độ cồn khoảng 40°)

50 ml nước khoáng

tinh dầu cây trà (tea tree): 30 giọt (chống vi khuẩn)

tinh dầu xả: 30 giọt  (điều hòa bài tiết cục bộ)

tinh dầu bạch đàn (eucalyptus globulus): 30 giọt (chống vi khuẩn)

baking soda ( = sodium bicarbonate): 1/3 thìa cà phê –> khử mùi

nước chanh tươi: 1 ml (= khoảng 30 giọt) –> làm tan baking soda

nếu có: 1/2 thìa cà phê bột phèn (tìm mua bột tự nhiên)

 

=> trộn một ít nước khoáng với nước chanh và baking soda rồi lắc đều, khi baking soda đã tan trộn theo thứ tự: nước, vodka, bột phèn và các tinh dầu. Đựng trong bình xịt và vảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 tuần, lắc đều trước mỗi lần dùng.

*****************

 

* Lưu ý: tinh dầu không được dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em và người đang có bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và tham khảo thêm tài liệu sau: click.

 

xit-nach1

 

Xem thêm công dụng của baking soda tại đây: click

 

————————

Bản quyền bài viết này thuộc về tác giả trang web https://sweetnaturevn.wordpress.comđề nghị không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý, tuy nhiên có thể để liên kết (link) đến bài viết.

————————

Read Full Post »

Nhân dịp Năm mới 2009 mình mở thêm một mục có tên là “Thiên nhiên đó đây” để cùng các bạn khám phá những món quà của Tạo hóa ở những miền đất xa xôi. Nước ta “rừng vàng biển bạc” nhưng các nước bạn bè cũng “giàu” không kém, trong mục này mình sẽ giới thiệu những điều thú vị ở các nước bạn, xem người dân ở đó sống và làm đẹp như thế nào với Thiên nhiên.

Khám phá đầu tiên của mục này là quả xà phòng mọc gần dãy núi Himalaya ở Ấn Độ và ở Nepal. Quả này có thể dùng vào rất nhiều việc, đầu tiên là giặt quần áo và sau đó là dùng để rửa bát, gội đầu hoặc tắm rửa vv… 

Loại quả này mọc từ một loài cây có tên khoa học là Sapindus mukorossi, người dân thu hoạch và sấy khô quả chín vào tháng 9 và 10, cậy hạt ra và chỉ giữ lại phần vỏ đã khô để cho chất xà phòng thực vật (vegetal saponine) thoát ra dễ hơn khi giặt, chất này có tính chất làm sạch và tan ra khi nước trên 30°C, rất thú vị phải không ? 😉  Lúc đầu quả tươi có màu vàng và cùi rất dính, sau khi sấy khô quả có màu nâu nhạt đến nâu sẫm và không còn dính nữa.

Cây xà phòng chỉ bắt đầu cho quả sau … 5 đến 10 năm, nhưng sau đó năm nào cây cũng cho ra quả và mỗi cây có thể cao đến 15 mét và cho tới hơn 1 tấn quả, trung bình mỗi cây có thể sống tới 80 năm. Một số người không thích mùi của quả xà phòng nhưng cá nhân mình thấy chúng có mùi thơm nhẹ như mùi mứt quýt, khi vỏ còn nhiều chất xà phòng thì nó dầy khoảng 1 mm và rất dai, sau khi đã bị vắt kiệt chất xà phòng vỏ chỉ còn mỏng như vỏ trứng và trở nên giòn, cứng.

 

Quả xà phòng khi còn ở trên cây

xa-phong-tren-cay1

(source image here)

 

Quả xà phòng khi đã được phơi khô, người ta chỉ dùng vỏ để giặt và bỏ hạt đi.

qua-xa-phong

(source image here)

 

 

 

Cách dùng: cho 4 hoặc 5 quả vào một cái túi vải nhỏ bằng coton và cho thẳng túi vào trong máy. Nếu giặt ở 90°C thì dùng một lần duy nhất, nếu giặt ở nhiệt độ thấp thì có thể dùng lai tới 3 lần.

 

Như vậy đây là “bột giặt” sinh thái nhất trên thế giới vì các hạt này sẽ hoàn toàn tự hủy sinh học một cách dễ dàng. Hơn nữa ngoài việc có thể sử dụng tới 3 đến 4 lần, sau khi các chất xà phòng đã hết người ta còn có thể vứt các vỏ ra vườn để làm phân bón tự nhiên cho cây. 1kg quả xà phòng có thể đảm bảo việc giặt giũ cho một gia đình tới 1 năm, giá 1kg là khoảng 12 euros tùy theo nước (= 300 000 VND).

 

qua-xa-phong-5

(source image here)

 

Những cách sử dụng khác: đun sôi 10 quả với 1 lít nước trong từ 5 đến 10 phút, sau đó có thể dùng dung dịch này để rửa tay, rửa bát, lau sàn nhà, xà phòng tắm và gội cho cả gia đình (và có thể cho thú nuôi trong nhà).

 

Cảm nhận cá nhân: đối với quần áo bẩn vừa thì quả này hữu hiệu, nếu có sơ mi bẩn thì vẫn cần giặt qua cổ và tay áo trước khi cho vào máy, quả này đặc biệt tốt cho đồ len và đồ mỏng dễ rách.

 

Tiếng Anh: wash nuts / Tiếng Pháp: noix de lavage

Read Full Post »